Ngoài ra vận động người dân kịp thời đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm phòng dại khi bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn.
Sở Y tế cũng giao HCDC chủ động hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện
các hoạt động phòng chống bệnh dại trên người.
Giao HCDC phối hợp với Chi cục Chăn nuôi thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc chia sẻ thông tin về tình hình bệnh dại và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời theo hướng dẫn phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Đối với các cơ sở tiêm vaccine phòng dại phải đảm bảo nguồn vaccine phòng dại. Cán bộ y tế phải được tập huấn về kỹ năng tư vấn, xử trí trường hợp bị động vật cắn.
Tỉ lệ điều trị dự phòng bệnh dại tăng 45% so với năm 2022
Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công điện về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại trước tình hình số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại gia tăng.
Theo nội dung công điện, trong năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố, 674.888 người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022. Trong đó, 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi.
Còn trong 2 tháng đầu năm 2024, có 18 người tử vong do bệnh dại ở 14 tỉnh, thành phố, tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023, số người phải điều trị dự phòng bệnh dại lên tới gần 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Tác giả: Phạm Văn Tứ
Nguồn tin: Trang chính quyền TP Thủ Đức